Cần kiêng những gì trong ngày Tết Nguyên Đán?

   Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, hàng năm cứ vào dịp tết, đón năm mới, nhiều người già trẻ, trai gái đều đến chùa, đền miếu lễ Phật, lễ Thánh cầu bình an cho bản thân và gia đình, người thân…Mặt khác, người Việt chúng ta cũng có khá nhiều quy tắc được đem áp dụng vào ngày Tết, trong đó có khá nhiều điều kiêng kỵ trong ngày Tết. Trong những ngày Tết chúng ta cần phải kiêng kỵ những gì? Chúng ta cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé.


Những điều kiêng kỵ cần tránh trong các ngày Tết Nguyên Đán.

1. Kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết:
Vì người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽ…”đi mất,” tiền bạc sẽ ra khỏi nhà, mang lại điềm xấu, không may mắn cho gia đình. Do đó, ngày 30 tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ trước lúc giao thừa và những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.
2. Không cho lửa đầu năm: 
Ngày đầu năm, khi đi ra ngoài hoặc đi lễ chùa, bạn chớ nên quên mang theo diêm hay bật lửa bởi lúc này, cần dùng lửa mà không có, bạn đi xin cũng không ai cho vì lửa đỏ tượng trưng cho may mắn, cho lửa đầu năm chẳng khác nào đem may mắn của mình đi cho người khác.
3. Đóng cửa sẽ đói nghèo tù túng
Trong dịp Tết, trừ khi phải ra khỏi nhà đi chơi, thăm hỏi… vì theo tín ngưỡng dân gian từ sớm mồng một đến trước ngày rằm tháng giêng, Ngọc Hoàng cùng chư vị thần tiên sẽ giáng phàm du lý từng nhà và nếu đóng kín cổng, các vị coi như sự bất kính mà giận dỗi bỏ đi và cả năm, thậm chí nhiều năm sau gia đình sẽ không được hưởng phúc, sẽ bị đói nghèo, tù túng.
4. Không cho nước đầu năm: 
Nước, lửa là hai nguyên tố trong ngũ hành, có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt thường ngày và lao động sản xuất của con người. Cũng như lửa, nước được coi như một trong những nguồn phát sinh tài lộc, chẳng thế mà dân gian có câu “tiền vào như nước”. Đầu năm cho nước cũng coi như mất lộc.
5. Kiêng làm vỡ các đồ vật: 
Ông bà ta quan niệm, từ “vỡ”, “bể” là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, đó có thể là vật dụng trong nhà hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.
6. Kiêng nói to cãi vã, nối xấu, mắng người khác: 
Đây là những việc tạo ra sự ồn ào hỗn loạn và đem lại nỗi buồn cho người khác. Đặc biệt ngày Tết mọi người cần quan tâm đến cách cư xử với hàng xóm láng giềng, bạn bè và người thân trong gia đình. Ai cũng ngại và sợ to tiếng hoặc xô xát thì quanh năm bị xui xẻo.
7. Tắm rửa, gội đầu hao mòn kiến thức, phúc lành
Ở nhiều nơi, trong dịp Tết thường kiêng tắm rửa, gội đầu trong ngày Tết bởi e ngại thần tướng hao mòn, kiến thức, tài năng cùng phúc lành đã có trong năm cũ bị trôi sạch. Cũng kiêng giặt giũ vào mồng một Tết vì nó ứng với ngày thủy bá, vị thần của sự sinh sôi, thịnh vượng, việc xả đi nhiều nước sẽ làm tổn phúc lộc.
9. Vay, nợ bất an quanh năm
Vì nợ này có thể dẫn đến nợ quanh năm, lúc nào cũng bị xì xào bất an. Ai nấy đều cố gắng trả nợ trước Tết và giúp đỡ thân quyến, bạn bè, hàng xóm tiền bạc hay các nhu yếu phẩm và xí xóa mọi khoản nợ cho khỏi lo nghĩ trong ngày xuân.